Bs Huỳnh Thị Thủy Tiên -
Đào tạo nhân viên BV
Chăm sóc mắt bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
- Thứ tư, 16 Tháng 10 2024 10:16
- Biên tập viên
- Số truy cập: 294
Tầm soát ung thư vú
- Thứ năm, 10 Tháng 10 2024 13:22
- Biên tập viên
- Số truy cập: 379
Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh -
Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), trong năm 2020 toàn thế giới có tới hơn 2,2 triệu phụ nữ được phát hiện ung thư vú và có tới gần 685 nghìn trường hợp tử vong do căn bệnh này.
Tại Việt Nam, năm 2020 ước tính cả nước có 21.555 người mắc mới ung thư vú được phát hiện bệnh và 9.345 bệnh nhân tử vong, chiếm khoảng 25,8% tổng số các trường hợp mắc các bệnh ung thư ở phụ nữ.
Đáng lo ngại, tỷ lệ người mắc ung thư vú đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Mặt khác, do yếu tố tâm lý cho nên nhiều phụ nữ còn e ngại, trì hoãn việc khám sàng lọc để được phát hiện sớm bệnh. Còn rất nhiều phụ nữ tới bệnh viện thăm khám thì đã ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kém.
Trong khi đó, việc tầm soát phát hiện sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90%, cùng với đó chi phí thấp và hiệu quả điều trị cũng tốt.
Tháng 10 hàng năm đã được Liên Hiệp quốc chọn làm Tháng nhận thức về ung thư vú trên toàn Thế giới (Breast Cancer Awareness Month in October).
Nếu được phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90%, cùng với đó chi phí và hiệu quả điều trị cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn về phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kết hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích), liệu pháp miễn dịch và thực tế đã cải thiện đáng kể chất lượng điều trị ung thư vú.
Do đó, cộng đồng cùng chung tay đẩy lùi ung thư vú; các doanh nghiệp, tổ chức cần đưa chương trình sàng lọc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng đối với phụ nữ bước sang tuổi 40 vào chương trình khám sức khỏe định kỳ để hướng tới một Việt Nam khỏe mạnh, hạn chế tử vong vì ung thư vú.
Muốn biết thêm chi tiết xin đọc tại đây
Gãy trật khớp Chopart
- Thứ tư, 09 Tháng 10 2024 11:12
- Biên tập viên
- Số truy cập: 489
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 10 2024 11:21
Phân loại lỗ tiểu thấp và một số vấn đề liên quan
- Thứ bảy, 05 Tháng 10 2024 10:34
- Biên tập viên
- Số truy cập: 448
Bác sĩ Nguyễn Tiến -
1. Đặt vấn đề
Lỗ tiểu lệch thấp (LTLT) là một dị tật bẩm sinh mà lỗ tiểu đổ ra bất thường ở mặt dưới của qui đầu, của dương vật, bìu hoặc đáy chậu, thường kèm theo biến dạng của dương vật như cong, xoay trục, lún gục vào bìu.
Do sự thay đổi giải phẫu dương vật - bìu ở các mức độ khác nhau nên đã có nhiều định nghĩa, nhiều cách phân loại và có rất nhiều phương pháp mổ gồm mổ nhiều thì và một thì.
Biểu hiện lâm sàng của từng thể bệnh có những nét khác nhau rõ rệt và cách mổ với mức độ mổ khó khác nhau cũng như tỷ lệ thành công khác nhau.
Chẩn đoán và đánh giá ban đầu viêm loét đại tràng - Một số vấn đề cần lưu ý trong thực hành lâm sàng
- Thứ bảy, 05 Tháng 10 2024 09:53
- Biên tập viên
- Số truy cập: 876
Bs Bùi Thị Bích Liễu -
1. Viêm loét đại tràng ( Ulcerative Colitis)
- Một trong hai thể bệnh của bệnh viêm ruột mạn (IBD).
- Viêm mạn tính của đại tràng và không có u hạt trên mô bệnh học.
- Tổn thương nông: thường ở lớp niêm mạc.
- Chỉ khu trú ở đại tràng.
- Đặc trưng bởi những đợt lui bệnh và tái phát.
- Tăng nguy cơ ung thư và cắt đại tràng.
- Tỷ lệ hiện mắc và mới mắc: đang gia tăng ở châu Á.
2. Chẩn đoán viêm loét đại tràng không có tiêu chuẩn vàng
- Thường khởi phát ở người trẻ (15-30 tuổi)
- Lâm sàng: (> 6 tuần): chảy máu trực tràng tái phát, tiêu chảy mạn, triệu chứng khác như phân nhầy, mót rặn, tiêu gấp, sốt đau bụng.
- Tăng marker viêm: VS, CRP, Calprotectin phân.
- Nội soi: Viêm liên tục từ trực tràng lan dần lên.
- Mô bệnh học: không có u hạt, cần có bác sĩ có kinh nghiệm về giải phẫu bệnh.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 05 Tháng 10 2024 10:17