• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Vinorelbine - ung thư vú giai đoạn di căn

  • PDF.

Bs Phạm Tấn Trà - 

kvu11

Xem tại đây

 

Cấp cứu bỏng nhiệt vừa và nặng ở người lớn

  • PDF.

Bs Nguyễn Thành Tướng - 

GIỚI THIỆU

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp hàng ngày. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm toàn cầu có khoảng 180.000 ca tử vong do bỏng. Phần lớn, xảy ra ở những nước có thu nhập thấp, trung bình, và gần ⅔ tại khu vực châu Phi, Đông Nam Á

Bỏng là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích và tử vong do tai nạn ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Mỗi năm có khoảng một triệu người ở Hoa Kỳ tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi bị bỏng, khoảng một phần ba trong số này đến khoa cấp cứu.

Tại viện Bỏng quốc gia Việt nam, hàng năm có 5000-6000 bệnh nhân bỏng vào điều trị.

Mặc dù phần lớn các vết thương không cần nhập viện, nhưng bỏng nặng có thể dẫn đến bệnh tật và tử vong đáng kể.

capcubong

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 08 Tháng 6 2023 09:09

Quy trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư khoang miệng

  • PDF.

Bs Lê Trung Nghĩa - 

I. ĐẠI CƯƠNG

Khoang miệng bao gồm môi trên, môi dưới, sàn miệng, phần lưỡi di động (2/3 trước lưỡi), niên mạc má, lợi hàm trên, lợi hàm dưới và vòm khẩu cái.

Ung thư khoang miệng là loại u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm miệng và sàn miệng. Thống kê trên thế giới cho thấy ung thư khoang miệng là một trong sáu loại ung thư thường gặp nhất.

Trên thế giới tỉ lệ mắc bệnh ung thư khoang miệng hàng năm khoảng 11/100.000 dân, tỉ lệ nam/nữ là 2/1. Tại Mỹ năm 2006 ước tính khoảng 30.990 trường hợp mới mắc và 7.430 trường hợp tử vong do ung thư khoang miệng . Tại Việt nam, tỉ lệ mắc là 2,7/100.000 dân. Theo thống kê của bệnh viên K, Hà nội trong năm 2000 số ca ung thư khoang miệng là 1740, nhưng đến năm 2010 số ca ung thư khoang miệng đã lên đến 2385 (tăng 43 ).

Nên ung thư khoang miệng thường được phát hiện ở giai đoạn khá muộn, có biểu hiện xâm lấn hay di căn hạch, gây hạn chế nhiều đến các chức năng quan trọng của cơ thể như dinh dưỡng, phát âm, hô hấp, thẩm mỹ và quan trọng nhất là điều trị rất khó khăn, tốn kém, mà kết quả điều trị lại không cao, thời gian sống thêm ngắn, tăng tỉ lệ tái phát.

Xây dựng qui trình khám sàng lọc ung thư khoang miệng tại tuyến tỉnh và tuyến huyện phù hợp điều kiện ở Việt nam là hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn lớn để đề phòng và tăng hiệu quả việc phát hiện và điều trị ung thư khoang miệng.

sangmieng1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 04 Tháng 6 2023 08:29

Xơ phổi vô căn

  • PDF.

Bs Hồ Thị Thúy Hằng- 

Định nghĩa

Xơ phổi vô căn (IPF) là bệnh mạn tính, tiến triển với đặc điểm phát triển tổ chức xơ ở phổi dẫn đến suy giảm chức năng phổi và chức năng trao đổi khí ở phổi theo thời gian, mà không rõ nguyên nhân.

Xơ phổi vô căn là nhóm thường gặp nhất của nhóm viêm phổi kẽ vô căn. Tỷ lệ IPF tăng lên theo tuổi, thường gặp ở người trên 60 tuổi. Bệnh cũng thường gặp nhiều hơn ở nam giới và phần lớn người bệnh có tiền sử hút thuốc lá. Mặc dù tỷ lệ mắc IPF không cao, nhưng đó là một gánh nặng bệnh tật lớn với người bệnh, gia đình và xã hội. Xơ phổi vô căn dẫn đến suy gỉảm chức năng phổi và tiên lượng xấu ảnh hưởng thời gian sống còn, thời gian sống thêm trung bình sau chẩn đoán là 2-3 năm, tử vong ở mọi giai đoạn bệnh, với chi phí điều trị cao.

Tuy nhiên chẩn đoán và điều trị bệnh phổi vô căn còn nhiều thách thức. Bệnh tiến triển nhanh và dẫn đến tử vong với tiên lượng xấu hơn so với nhiều bệnh ung thư. Xơ phổi vô căn tiến triển khó dự đoán. Bệnh mất chức năng phổi không thể hồi phục cho dù ở bất kì giai đoạn nào. Mất chức năng phổi liên quan đến tỷ lệ đợt cấp cao và nguy cơ tử vong cao. Đợt cấp xơ phổi vô căn làm tăng tỉ lệ tử vong, giảm thời gian sống thêm.

 

xophoi

Xem tiếp tại đây 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 15:45

Antithrombin III

  • PDF.

KTV Trần Thị Như Tình - 

Cầm máu duy trì tính lưu động của máu trong mạch máu. Đó là một cơ chế rất phức tạp liên quan đến thành mạch, tế bào máu và huyết tương. Chấn thương kích hoạt hình thành cục máu đông và các chất ức chế tự nhiên hạn chế đông máu ở vị trí chảy máu. Thất bại trong việc cầm máu dẫn đến chảy máu, huyết khối hoặc chảy máu với huyết khối như trong đông máu nội mạch rải rác.

Trong bệnh máu khó đông nghiêm trọng, người bệnh chảy máu khi còn trẻ, tương phản với các rối loạn dễ bị huyết khối, huyết khối đầu tiên thường xảy ra ở người trưởng thành, có thể gây bất ngờ và tử vong. Máu lấy từ bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông cho thấy quá trình đông máu bị chậm lại, nhưng máu từ đối tượng mắc bệnh huyết khối lại cho thấy thời gian đông máu bình thường. Máu của bệnh nhân bị huyết khối chỉ có thể được nghiên cứu sau khi các xét nghiệm phù hợp được đưa ra, lần đầu tiên xảy ra vào năm 1965 với chẩn đoán thiếu antithrombin (AT) trong một gia đình có tỷ lệ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) cao (Egeberg.1965).

Antithrombin (AT) là một chất chống đông máu nội sinh quan trọng mà sự thiếu hụt của nó tạo thành một yếu tố nguy cơ cao gây huyết khối. Được tổng hợp chủ yếu ở gan với một peptid tín hiệu gồm 32 acid amin cần thiết cho sự vận chuyển nội bào của nó qua mạng lưới nội chất, peptid sau đó được phân cắt trước khi bài tiết. Antithrombin có nồng độ huyết tương khoảng 125 mg/l (2 µM) với thời gian bán hủy trong khoảng 65 giờ.

antithrombin

Vai trò của thrombin trong quá trình đông máu

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV