• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Linezolid và lưu ý khi sử dụng

  • PDF.

Ds Trần Thị Kim San - 

  • Tên hoạt chất : Linezolid
  • Tên biệt dược : Forlen, Lizolid; Dung dịch tiêm truyền: Linod, Zyvox.
  • Hàm lượng : 400mg, 600mg, 600/300ml
  • Nhóm thuốc : Kháng sinh nhóm oxazolidinon. 
  • Dạng bào chế: dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, viên nén.

1. Cơ chế hoạt động

- Linezolid là oxazolidinone đầu tiên được chấp thuận có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách can thiệp vào quá trình dịch mã. Linezolid gắn vào một vị trí trên RNA ribosome 23S của vi khuẩn thuộc tiểu đơn vị 50S, ngăn cản sự hình thành phức hợp khởi đầu 70S chức năng.  Hoạt động này về cơ bản ức chế sản xuất protein và ngăn vi khuẩn sinh sôi. Linezolid có tác dụng diệt khuẩn đối với hầu hết các chủng liên cầu khuẩn và có tác dụng kìm khuẩn đối với tụ cầu khuẩn và cầu khuẩn đường ruột; điều này khiến linezolid trở thành lựa chọn kém cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

line

Đọc thêm...

Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam lần đầu phẫu thuật thay động mạch chủ bụng dưới thận, động mạch chậu

  • PDF.

LAN NHI - 

(QNO) - Chiều 4/4, Khoa Ngoại tiết niệu - Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam với sự hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Chợ Rẫy (theo Đề án 1816), lần đầu tiên thực hiện ca phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng dưới thận, động mạch chậu.

Tiến sĩ - bác sĩ Phan Quốc Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Phó khoa Phẫu thuật mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy trực tiếp chuyển giao kỹ thuật.

Bệnh nhân lần đầu tiên được Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam thực hiện phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng dưới thận, động mạch chậu là bà Đ.T.T.X. (73 tuổi, xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ). Qua điều trị bảo tồn đau cột sống thắt lưng sau chấn thương, tình cờ phát hiện vấn đề phình động mạch chủ bụng.

Chẩn đoán hình ảnh cho thấy, bệnh nhân phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận, đường kính ngang lớn nhất 74mm, kéo dài 110mm; bệnh kèm là tăng huyết áp, nhồi máu não cũ yếu nhẹ nửa người phải; thận phải teo; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị bảo tồn.

Được sự hỗ trợ chuyên môn của chuyên gia tim mạch - phẫu thuật mạch máu của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng dưới thận, động mạch chậu. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

thaydmc

Ê-kíp thực hiện ca phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng dưới thận, động mạch chậu lần đầu tiên tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Ảnh: LAN NHI

Nguồn:https://baoquangnam.vn/benh-vien-da-khoa-quang-nam-lan-dau-phau-thuat-thay-dong-mach-chu-bung-duoi-than-dong-mach-chau-3152151.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR5cFnDRaDhBJBcYowzLSgKwTcBX3o3m9XTR68zwEij5Q_-Z47cwvnlBxM8bnw_aem_EpqB9B76QXpFM8kNmrsbgw

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 05 Tháng 4 2025 09:52

Hội thảo tăng cường thực hành chương trình quản lý Kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Khoa KSNK -

Thực hiện kế hoạch của Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh - Bộ Y tế và Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế về việc tiếp tục triển khai các hoạt động tăng cường thực hành quản lý sử dụng kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện mô hình mẫu khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, ngày 27/3/2025, đoàn công tác BVTW Huế, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (YHDP&YTCC) Trường ĐH Y Hà Nội với sự hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ đã đến làm việc trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

Thành phần đoàn Hỗ trợ kỹ thuật:

  • ThS. Phùng Thanh Hùng - Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội;
  • TS.BS Mai Văn Tuấn - Trưởng khoa Vi sinh, BVTW Huế;
  • ThS.BSCKII. Nguyễn Thành Huy - Trưởng khoa KSNK, BVTW Huế;
  • DSCKII. Hồ Thị Họa Mi - Phó trưởng khoa Dược, BVTW Huế;
  • BS. Đặng Nhật Tân - Khoa KSNK, BVTW Huế.

Thành phần đoàn bệnh viện làm việc:

  • Bs CKII Nguyễn Tam Thăng - PGĐ Bệnh viện;
  • Bs CKII Trần Hữu Thọ - Phụ trách khoa KSNK;
  • Bs CKII Trương Thị Kiều Loan - TK vi sinh;
  • Bs CKI Trần Vũ Kiệt - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc;
  • ThS.DS Lê Hoàng Minh - Bộ phận Dược lâm sàng, khoa Dược;
  • ThS.ĐD Nguyễn Thị Phước - TP Điều dưỡng;
  • BS. Dương Thanh Trang Đài - khoa KSNK.

Mở đầu buổi làm việc BS.CKII Nguyễn Tam Thăng - PGĐ Bệnh viện phát biểu khai mạc, giới thiệu thành phần làm việc, thể hiện mối quan tâm và kết quả dự kiến mong muốn đạt được từ chương trình hỗ trợ.

ksinh1

BS.CKII. Nguyễn Tam Thăng – PGĐ bệnh viện phát biểu khai mạc

Đọc thêm...

Vị thuốc Cát căn - Thành phần hoá học và tác dụng dược lý

  • PDF.

BS Phạm Hữu Quang - 

1.1. Tên khoa học

Cát căn còn có tên gọi khác là Cát căn, Sắn dây, Cát hoa, Phấn cát, Bạch cát.[1]

Theo thông tư số 19/2018/TT-BYT, Danh mục thuốc Y học cổ truyền thiết yếu, Cát căn là thuốc nhóm Phát tán phon nhiệt, số thứ tự 15. Theo đó, quy định tên khoa học của vị thuốc ( rễ củ ) là Radix Puerariae Thomsonii, còn tên khoa học của cây Cát căn là Pueraria montana var. chinensis (Ohwi) Sanjappa & Pradeep (Pueraria thomsonii Benth), thuộc họ Fabaceae (họ Đậu). Ngoài ra khi vị thuốc Cát căn dùng làm thuốc dưới dạng Tinh bột có tên là Amylum Puerariae.[1, 14]

1.2. Phân bố và thu hái

Cây cát căn phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây mọc hoang nhiều ở vùng núi, trung du như Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An tuy nhiên không thấy khai thác cây mọc hoang. Cát Căn ưa sáng, thích hợp đất cát pha hoặc đất feralit có độ ẩm cao. Sinh trưởng mạnh vào mùa mưa.

Cát căn thường thu hoạch vào mùa đông bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau ( cao điểm là tháng 11). Người ta đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô) sau đó tuỳ theo dạng sử dụng thuốc mà có cách bào chế khác nhau.[3]

catcan

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 05 Tháng 4 2025 10:02

Hiến máu nhân đạo - hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

  • PDF.

CN. Doãn Thị Minh Duyên - 

Máu là nguồn sống vô giá của mỗi chúng ta, là một dược phẩm tự nhiên mà khoa học hiện đại đến nay vẫn chưa tìm được nguồn thay thế thành công cho dược phẩm máu. Máu thật sự cần thiết để phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị bệnh. Hằng ngày, có hàng trăm, hàng nghìn người vì nhiều lý do sức khỏe khác nhau đang rất cần đến máu và chế phẩm máu để điều trị bệnh và duy trì sự sống. Vì vậy hiến máu nhân đạo là hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. Đồng thời cũng là hành động có ý nghĩa sâu sắc đạo lý "Thương người như thể thương thân", của dân tộc ta.

Hiến máu là hành động tự nguyện của mỗi người khi cho đi những giọt máu hồng trong cơ thể mình để giúp bao người đang cần đến máu. Khi cho đi lượng nhỏ máu của mình là ta đã thắp lên ngọn lửa, đem lại hy vọng sống, đem lại niềm tin cho các bệnh nhân cần máu trong trường hợp gặp tai nạn, các bệnh nhân tan máu bẩm sinh, các ca ghép tạng, loại bỏ các khối u, những trường hợp sản phụ bị băng huyết.....trong những lúc nguy kịch, đang ở ranh giới sống chết.

HMAU2

Hiến máu nhân đạo tại thành phố Tam Kỳ

Đọc thêm...

You are here Tin tức