• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Khai thác tiền sử dùng thuốc

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Thúy Hằng - 

I. Hoạt động điều soát thuốc

Khai thác tiền sử dùng thuốc là khâu đầu tiên của hoạt động điều soát thuốc.Trước đây hoạt động này chủ yếu do bác sỹ, điều dưỡng thực hiện vì họ là người trực tiếp tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ.Ngày nay, dược sỹ tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động chăm sóc người bệnh. Việc khai thác tiền sử dùng thuốc cũng quan trọng với dược sĩ nhà thuốc để đánh giá hiệu quả điều trị, dung nạp thuốc, tương tác khi bổ sung thuốc nhằm tư vấn người bệnh hiệu quả.

Nội dung khai thác không chỉ bao gồm thuốc người bệnh đang dùng mà cần có thêm: tác dụng phụ của thuốc, dị ứng thuốc, hiệu quả điều trị và tuân thủ dùng thuốc.Đối với những cơ sở y tế có lượng bệnh đông, dược sĩ lâm sàng cần tập trung khai thác những người bệnh có các yếu tố nguy cơ liên quan đến việc dùng thuốc như :

+ Người bệnh dùng nhiều thuốc ( > 5 loại thuốc)

+ Người bệnh lớn tuổi ( >65 tuổi)

+ Người bệnh đã gặp hoặc nghi ngờ gặp phản ứng có hại hoặc dị ứng thuốc

+ Người bệnh có nhiều bệnh mắc kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, suy thận.

+ Người bệnh dùng những thuốc nguy cơ cao hoặc những thuốc cần giám sát điều trị.

tiensuthuoc

Đọc thêm...

Báo cáo trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy bàng quang ở bệnh nhân sỏi bàng quang lớn và sỏi san hô thận hai bên

  • PDF.

Bs Nguyễn Tiến - 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) bàng quang chỉ chiếm 2-5% ung thư bàng quang ở Hoa Kỳ và Châu Âu [1]. Ung thư biểu mô tế bào vảy không phải do nhiễm sán máng có liên quan đến các tình trạng gây kích ứng bàng quang mãn tính bao gồm sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, tắc nghẽn đường ra bàng quang mạn tính, ống thông tiểu lưu, tiếp xúc với cyclophosphamide và thậm chí cả Bacillus Calmette-Guerin (BCG) trong bàng quang dẫn đến loạn sản và chuyển dạng ác tính sau đó. SCC với sỏi bàng quang khổng lồ rất hiếm gặp [2].

II. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG

* Bệnh nhân: Lê Hùng V, nam, 47 tuổi, nghề nghiệp : lái xe

* Tiền sử: Sỏi thận, không hút thuốc lá.

* Bệnh sử: Bệnh nhân phát hiện sỏi thận đã lâu nhưng không tái khám kiểm tra sỏi, không có triệu chứng đường tiểu dưới, nay xuất hiện triệu chứng đau hạ vị trên xương mu nên đi khám phát hiện sỏi bàng quang lớn, sỏi san hô thận hai bên nhập viện điều trị.

* Lâm sàng: Bệnh nhân tỉnh táo, không sụt cân, khám tim phổi bình thường, bụng mềm, không chướng, đau vùng hạ vị trên xương mu, tiểu vàng trong.

* Cận lâm sàng:

kbangquang1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 28 Tháng 12 2024 09:16

Liệu pháp hạ urat đầu tay cho bệnh gút: Thuốc ức chế Xanthine Oxidase hay phương pháp tiếp cận dựa trên cơ chế?

  • PDF.

Bs Đoàn Hoàng - 

Đối với bệnh gút, thuốc ức chế xanthine oxidase (XO) là lựa chọn cho liệu pháp hạ urat đầu tay (ULT) theo Hướng dẫn năm 2020 của Học viện thấp khớp Hoa Kỳ về quản lý bệnh gút, trong đó khuyến nghị dùng allopurinol nhưng liệu đó có phải là phương pháp áp dụng cho tất cả bệnh nhân hay liệu pháp đầu tay nên được điều chỉnh theo cơ chế tăng axit uric máu của từng bệnh nhân? Hai chuyên gia về bệnh gút, Lisa Stamp: Tiến sĩ, bác sĩ thấp khớp và giáo sư y khoa tại Đại học Otago ở Christchurch, New Zealand, và Fernando Pérez-Ruiz: Tiến sĩ, bác sĩ tư vấn tại Khoa thấp khớp của Bệnh viện Đại học Cruces, Barakaldo, trưởng nhóm nghiên cứu về viêm khớp tại Viện nghiên cứu sức khỏe Biocruces, Barakaldo và phó giáo sư tại Khoa Y thuộc Khoa Y và Điều dưỡng tại Đại học Basque Country ở Leioa, Tây Ban Nha, đã tranh luận về câu hỏi này gần đây tại hội thảo nghiên cứu thường niên của mạng lưới bệnh gút, tăng axit uric máu và bệnh liên quan đến tinh thể.

urat1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 12 2024 10:29

Mô hình đơn vị tiệt khuẩn trung tâm

  • PDF.

BS Dương Thanh Trang Đài - 

Tái sử dụng các dụng cụ (DC) trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) là một việc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam. Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hửởng đến chất lựợng thăm khám và điều trị ngƣời bệnh của bệnh viện.

Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm là đơn vị khử tiệt khuẩn dụng cụ y tế được quản lý, vận hành dựa trên các quy trình thực hành theo hướng dẫn của AAMI ST79 và hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (ban hành kèm theo quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế). 

1. Các mô hình quản lý dụng cụ hiện nay

Có các loại mô hình quản lý dụng cụ như:

  • Các khoa tự quản lý dụng cụ và xử lý (làm sạch, đóng gói), chỉ gửi về hấ tại đơn vị tiệt khuẩn.
  • Các khoa quản lý dụng cụ, gửi về xử lý tập trung tại đơn vị tiệt khuẩn.
  • Dụng cụ được quản lý và xử lý tập trung về đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, khoa KSNK (CSSD).

mohinh1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 12 2024 10:19

Loãng xương - bệnh thầm lặng nhưng nguy hiểm

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thùy Duyên - 

GÁNH NẶNG CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG:

Loãng xương là một vấn đề đang được thế giới quan tâm, vì quy mô lớn và hệ quả nghiêm trọng trọng trong cộng đồng.

Nhiều nghiên cứu trong vòng 30 năm qua cho thấy ở những phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có khoảng 20% người mắc loãng xương và ở đàn ông trong cùng độ tuổi, con số này là khoảng 10%.

Theo Liên đoàn Loãng xương thế giới (IOF), có hơn 200 triệu người bị loãng xương, hơn 70% là phụ nữ, khoảng 9 triệu ca gãy xương hằng năm, mỗi 3 giây sẽ có 1 ca gãy xương mới do loãng xương và tỉ lệ bị loãng xương vẫn đang gia tăng theo tuổi ở cả nam và nữ, ở tất cả các châu lục, đặc biệt là vùng châu Á, nơi chiếm một nửa dân số thế giới.

Loãng xương là một “căn bệnh thầm lặng”, bởi vì trong nhiều trường hợp bệnh không có biểu hiện triệu chứng, người mắc bệnh không biết mình bị bệnh cho đến khi bị gãy xương. Khoảng 20% đến 30% phụ nữ và nam giới trên 60 tuổi có gãy xương đốt sống mà không biểu hiện triệu chứng.

Hệ quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là gãy xương. Gãy xương là một vấn đề y tế có tầm vĩ mô, bởi vì tần suất khá cao trong dân số và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng, nguy cơ tử vong cao. Theo nghiên cứu trong quần thể người da trắng, khi sống đến 85 tuổi thì cứ 2 người phụ nữ có 1 người bị gãy xương, và cứ 3 người đàn ông thì có 1 người bị gãy xương. Nguy cơ gãy cổ xương đùi ở phụ nữ tương đương với nguy cơ bị ung thư vú và nguy cơ gãy xương đốt sống ở nam giới thì tương đương với ung thư tiền liệt tuyến.

loangxuong

Xem tiếp tại đây

You are here Tin tức